22/9/14

Hướng dẫn cách tập tất cả các kiểu harmonic trên guitar

Harmonic hay còn gọi “tiếng chuông” được áp dụng nhiều trong ghita thùng, sau này ghita điện kết hợp với “phơ” (tiếng distortion) tạo ra nhiều kiểu harmonic khác nữa.
Harmonic có thể chia ra làm 2 loại chính như sau:

Harmonic tự nhiên (natural harmonics)


Kiều này dùng với dây buông (tay trái bạn không bấm ngăn đàn), để đánh 1 nốt tạo ra tiếng chuông bạn làm như sau
  • đặt ngón tay trái chạm nhẹ vào dây đàn tại vị trí phím bạn muốn đánh
  • dùng tay phải gảy dây đàn, ngay lúc đó ngón tay trái cũng rời phím
phim dan tao harmonic
chạm ngay vị trí phím đàn chứ không phải ngăn đàn nhé
Dưới đây là hình ảnh các vị trí harmonic tự nhiên
vi tri danh cac not harmonic tu nhien
vị trí 7, 9, 12 được sử dụng phổ biến nhất
Chất lượng âm thanh harmonic tùy thuộc vào chất lượng cây đàn và dây đàn của bạn, thông thường các cây ghita thùng loại tầm trung thì vị trí số 4 rất khó tạo ra hoặc nếu tạo ra được thì độ ngân cũng kém. Dây đàn mới và sạch sẽ tạo tiếng chuông vang và sáng hơn dây cũ

Harmonic nhân tạo (artificial harmonics)


Giúp tạo ra harmonic ở những vị trí mà kiểu tự nhiên không có, ví dụ: vị trí 8, 13, 17 …
Cách đánh bàn tay phải và tay trái cũng có sự khác biệt so với kiểu tự nhiên
  • Tay trái: bạn bấm nốt ngay ngăn đàn bình thường
  • Tay phải: dùng ngón trỏ chạm nhẹ vào vị trí muốn đánh, dùng ngón cái của tay phải gãy dây đó, nhấc ngón trỏ ra khỏi dây
cach 1 artificial harmonic
cach 3 artificial harmonic
cach 2 artificial harmonic
 dùng ngón trỏ hoặc mang phím gãy đều được 
Thật ra kiểu đánh nhân tạo cũng có ảnh hưởng về mặt “công thức” từ kiểu tự nhiên, đặc biệt là khoảng cách các nốt,, chỉ cần dịch chuyển thế tay bấm + với ngăn tạo ra harmonic. ví dụ
  1. bạn muốn tạo ra tiếng harmonic tại vị trí phím 14 với cao độ 1 octave, bạn bấm tay trái tại các ngăn 2 —> đánh harmonic tại ngăn 14 ( harmonic tự nhiên tại ngăn 12 + 2 ngăn bấm = 14)
  2. bạn muốn tạo ra harmonic tại vị trí phím 10 với cao độ như harmonic tự nhiên tại ngăn 5, bạn bấm tay trái tại các ngăn 5 —> đánh harmonic tại ngăn 10 ( harmonic tự nhiên tại ngăn 5 + 5 ngăn bấm = 10)

Một vài kiểu Harmonic nhân tạo phổ biến khác


I/ Pinch Harmonics

Cực kỳ phổ biến trong thể loại Rock: heavy metal, hard rock, death metal … Đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với tiếng distortion
  • Đánh một nốt bất kỳ (trên dây G hoặc D cho dễ tập)
  • Chạm nhẹ phần cạnh ngón cái cầm phím gảy vào dây đang đánh
  • Khi nghe tiếp “beep” vang lên, nhấc ngón cái ra khỏi dây và để tiếng vang lên
diem cham vao day dan
điểm chạm vào dây đàn
diem cham vao day dan 1

II/ Tap Harmonics

Về cách đánh gần giống kiểu nhân tạo nhưng dùng ngón tay phải gõ lên ngay vị trí phím đàn để tạo tiếng chuông, rất hiệu quả trên ghita điện với tiếng distortion
Các nghệ sĩ fingerstyle như Andy McKee, Antoine Dufour, Adam Rafferty … cũng dùng kỹ thuật này nhiều trên ghita thùng
Tap harmonics
Thường tap bằng ngón trỏ hoặc ngón giữa
Eddie Van Halen dang thuc hien tap harmonic
 Eddie Van Halen là bậc thầy kỹ thuật này

III/ Whammy Bar Harmonics

Để thực hiện theo kiểu này thì đàn của bạn phải có cần nhúng (whammy bar)
  • Đè cần nhúng xuống để làm chùng dây đàn
  • dùng ngón giữa tay trái gõ vào nốt tạo ra tiếng harmonic, sau đó kéo cần nhúng ngược về phía sau, rung nhẹ
buoc 1 Whammy Bar H
buoc 2 Whammy Bar H

Các bạn xem clip hướng dẫn sẽ dễ hình dung hơn

VI/ Rolling Harmonics

Kiểu này có thể gọi là “chiêu biểu diễn” của nhiều tay ghita, kết hợp tay trái và phải cùng lúc
  • Tay trái dùng ngón giữa bấm và nhả (kỹ thuật trills) nhanh + liên tục tại ngăn 2 của dây A, D, G
  • Dùng cạnh bàn tay phải chạm nhẹ vào dây đàn và kéo lên xuống
rollingharmonics

Một số nghệ sĩ tiêu biểu: Zakk Wylde, Dimebag Darrel, Steve Vai, Joe Satriani, Eddie Van Halen …
dimebag bac thay dung pinch harmonic
Dimebag Darrel là bậc thầy dùng pinch harmonic

30/7/14

Hướng dẫn tập bài Happy Birthday cực kỳ đơn giản

Happy Birthday có thể là một trong những bài hát phổ biến nhất thế giới không chỉ vì giai điệu đẹp mà còn nhờ ca từ dễ nhớ. Đây là bài rất đơn giản về nhạc lý cũng như cách đánh, rất thích hợp cho các bạn tập bài mở đầu.
Happy Birthday To You
Bài Happy Birthday đơn giản hơn bạn tưởng  ;-)
 Trong bài này chúng ta sẽ tập theo 2 phong cách đánh khác nhau. Các bạn hãy xem, tập theo từng đoạn trong bài viết và nhịp chân để biết nhịp phách ra sau trước khi xem video bên dưới nhé
Download file bài tập Happy Birthday – fingerstyle và đánh phím  [PowerTab]

Về mặt nhạc lý rất đơn giản

Happy Birthday- nhip 34

Happy Birthday 3 loai not

Đánh bằng phím gảy (flatpicking)

danh phim xuong
danh 3 not cung luc
Khi gặp nốt chồng lên nhau như hình trên thì bạn dùng phím đánh xuống cùng lúc các nốt đó

Dùng móng tay (fingerstyle)

dung ngon tro va ngon giua
Dùng ngón trỏ và ngón giữa đánh các nốt đơn
dung 2 ngon moc cung luc
Khi gặp 2 nốt như hình trên thì bạn dùng ngón cái đánh nốt trầm (3) và ngón trỏ (ngón giữa) đánh nốt cao (0,1) cùng một lúc

 Clip hướng dẫn Happy Birthday bằng cả 2 cách đánh đơn giản

 


10/7/14

Hướng dẫn tập cách quạt chả hiệu quả nhất

Quạt chả là cách gọi “bình dân” của các bạn mới học đàn nói về việc đệm đàn một bài hát nào đó theo phong cách tay phải đánh phím xuống – lên.  Đệm đàn là công việc chiếm 80 – 90% thời gian chơi nhạc của bạn cho nên hãy tập thật kỹ nhé
Bạn cũng phải hiểu rõ nhịp và phách trong bản nhạc thì mới dễ thực thành theo được
Khó khăn ban đầu chính là việc bạn không giữ đúng nhịp khi đánh, nói cách khác là đánh tay phải không đều, lúc nhanh lúc chậm lung tung  :-D  Đó là điều bình thường
Khắc phục bằng cách tập liên tục 1 đoạn nào đó trong 2 -3 phút với tốc độ chậm cùng với metronome (bạn có thể dùng PowerTab để bật nó cũng được). Khi phát hiện sai thì dừng lại, xem mình sai do đâu? và … tập lại ngay.
Phần này chủ yếu dành cho tay phải của bạn tuy nhiên tay trái phải biết đánh các hợp âm cơ bản

Tay phải cần tập:

  • đánh tất cả các dây
  • đánh một vài dây
  • không đánh dây nào, chỉ di chuyển tay lên hoặc xuống
  • dùng cổ tay di chuyển xuống lên

4 cách đánh phổ biến:

  1. đánh xuống (down)
  2. đánh lên (up)
  3. đánh xuống nhưng không chạm dây (down – air strum)
  4. đánh lên nhưng không chạm dây (up - air strum)
quat xuong
đánh xuống (down)
quat len
đánh lên (up)
air strum
“đánh gió” (air strum): đánh xuống hoặc lên nhưng không chạm vào dây đàn

Vị trí đánh chạm dây

  • Vị trí 1: tạo ra âm thanh “đanh”, sáng và nhiều treble hơn
  • Vị trí 2: tạo ra âm thanh “trầm”, ấm và nhiều bass hơn
Tùy theo bài hát mà chúng ta đánh vị trí khác nhau, quá trình chơi nhạc lâu dài và học hỏi kinh nghiệm sẽ giúp bạn biết khi nào nên đánh nhiều bass và ngược lại
vi tri danh phim cham dayvị trí đánh sẽ tạo ra âm thanh khác nhau

Bắt đầu tập quạt chả

  • Cách cầm phím sao cho thoải mái, đúng nhất
  • “quạt” tay phải từ trên xuống sao cho cả 6 dây đều phát ra tiếng, sau đó đánh từ dưới lên cũng như thế
  • Tay trái chỉ cần bấm 1 hợp âm cố định, đơn giản như Em, C hoặc G
  • Nhịp cơ bản trong tất cả bài tập là 4/4
............................
Xem bài viết đầy đủ tại website chính thức Hướng dẫn tập cách quạt chả hiệu quả nhất

22/5/14

Hợp âm ghita – cấu tạo hợp âm Trưởng và Thứ

Hợp âm ghita – cấu tạo hợp âm Trưởng và Thứ như thế nào? Bạn tập các hợp âm Đô trưởng, La thứ, Sol trướng … và được thầy dạy phải bấm như thế này, với các nốt C, E, G …. Nhưng có khi nào các bạn tự hỏi tại sao trong hợp âm có nốt này mà không có nốt kia, cóquy luật chung hay không? Câu trả lời là CÓ và bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó
Đầu tiên các bạn phải nắm được danh sách các nốt nhạc và cung. Xem Các ký hiệu âm nhạc cơ bản nếu bạn chưa biết nhạc lý cơ bản

mot cung va nua cung
Một cung (whole step) và nửa cung (half step)

Theo hình trên thì các bạn chú ý chỉ có từ nốt Si (B) –> Đô (C) và Mi (E) –> Fa (F) là nửa cung (half step). Còn lại là 1 cung, bạn phải học thuộc lòng điều này thì chúng ta mới áp dụng cho bài học hôm nay được nhé

Vậy cung là gì?

Là khoảng cách giữa 2 nốt liền kề nhau ( Đô và Rê, Sol và La ,…….)  ánh xạ lên cần đàn ghi ta thì tạm gọi là ngăn đàn, ví dụ:
Ngăn 1 và ngăn 2 là Nửa cung (half step)
Ngăn 1 và ngăn 3 là Một cung (whole step)

Quy luật chung: Hợp âm trướng/ thứ được ghép từ 3 nốt bậc I , III và IV

Bậc I, III, IV (1,3,5) là thứ tự các nốt tính từ nốt gốc (root note, tên của hợp âm)
VÍ DỤ:
Hợp âm Đô trưởng (C major) bắt đầu từ nốt đô
C   D   E   F   G   A   B
1    2   3   4   5    6   7
Vậy hợp âm Đô trưởng gồm 3 nốt C, E, G
————————————————
Hợp âm La thứ (A minor) bắt đầu từ nốt la
A   B   C   D   E   F   G
1    2   3    4   5    6   7
Vậy hợp âm La thứ gồm 3 nốt A, C, E

1/ Hợp âm trướng – Major Chord

Công thức: một một nửa một một một nửa ( 1    1    1/2    1    1    1    1/2 )
C          D          E          F          G          A          B          C
C ->D: 1 cung
D ->E: 1 cung
E->F: 1/2 cung
F->G: 1 cung
G ->A: 1 cung
A->B: 1 cung
B->C: 1/2 cung

Ví dụ: Áp dụng cho hợp âm La trưởng A (A major)
A          B          C#          D          E          F#          G#          A
A ->B: 1 cung
B ->C#: 1 cung
C#->D: 1/2 cung
D->E: 1 cung
E ->F#: 1 cung
F#->G#: 1 cung
G#->A: 1/2 cung

2/ Hợp âm thứ – Minor Chord

Công thức: một nửa một một nửa một một ( 1    1/2    1    1    1/2    1    1 )
A          B          C          D          E          F          G          A
A ->B: 1 cung
B ->C: 1/2 cung
C->D: 1 cung
D->E: 1 cung
E ->F: 1/2 cung
F->G: 1 cung
G->A: 1 cung

Ví dụ: Áp dụng cho hợp âm Đô thứ Cm (C minor)
C          D          Eb          F          G          Ab          Bb          C
C ->D: 1 cung
D ->Eb: 1/2 cung
Eb->F: 1 cung
F->G: 1 cung
G ->Ab: 1/2 cung
Ab->Bb: 1 cung
Bb->C: 1 cung

Câu hỏi 1: cấu tạo hợp âm Trưởng và Thứ theo công thức có 3 nốt, tại sao khi đánh lại có 5, 6 nốt? ví dụ như hợp âm Fa trưởng (F major)
Hợp âm ghita - cấu tạo hợp âm Trưởng và Thứ

Trả lời: Mặt dù bạn đánh 6 nốt cho hợp âm Fa trưởng NHƯNG thật ra trong đó vẫn chỉ có 3 nốt mà thôi (2 nốt lặp lại)
  • Fa: 3 lần (dây 1, 4, 6)
  • La: 1 lần (dây 3)
  • Đô: 2 lần (dây 2, 5)

Câu hỏi 2: Tại sao trong danh cấu tạo hợp âm La trưởng lại có nốt F#, G#? Hợp âm Đô thứ lại có nốt Eb …… ?
Trả lời: Có 2 lý do như sau
  • Các nốt đó theo quy luật vòng tròn bậc 5 “Circle of Fifths”
  • Để đảm bảo tính đúng đắn của “công thức” Trưởng( 1    1    1/2    1    1    1    1/2 ) và Thứ( 1    1/2    1    1    1/2    1    1 )
Hợp âm ghita - cấu tạo hợp âm Trưởng và Thứ

Hợp âm ghita – cấu tạo hợp âm Trưởng và Thứ là điều cơ bản các bạn phải nắm trước khi chúng ta học các loại hợp âm ghita khác phức tạp hơn nhưng cũng tạo ra những âm thanh sống động hơn