23/2/14

7 SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI MỚI HỌC ĐÀN GHI TA

Thấy có vẻ đơn giản nhưng những sai lầm này lặp đi lặp lại về mặt lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bạn.

1/ Tập không đúng phương pháp

Khi bạn cầm đàn lên, bạn sẽ đánh những gì mình đã biết hay là tập kỹ thuật/ câu mới? Thường thì cách tốt nhất là phải cân đối trong việc tập luyện bài cũ với tập bài mới, tập thêm kỹ thuật mới ...Việc tệ nhất là bạn dạo quanh Youtube hoặc kiếm 1 vài tab rồi tự mày mò, tự tập theo nhưng không biết nó có đúng hay sai, không theo hệ thống. Khi bạn chưa biết nên tập cái gì trước cái gì sau thì nên tham khảo người có kinh nghiệm để có chương trình luyện tập phù hợp, hiệu quả nhất.

2/ Tập bài vượt quá khả năng của mình

Cố gắng để chơi bài ngoài khả năng hiện tại của bạn sẽ chỉ mang lại thất vọng và tốn thời gian. Bạn nên cố gắng chơi đến một mức độ làm chủ bản thân và tìm thấy con đường của riêng bạn.

hocdanghita.net


3/ Chọn đàn sai

Vì bạn là người mới tập đàn nên việc chọn cây đàn phù hợp là điều không dễ dàng. Hãy tìm người hiểu biết về ghi ta giúp bạn lựa chọn cây đàn tốt nhất cho ngân sách của bạn và phong cách chơi bạn muốn tìm hiểu. Sẽ là thảm họa nếu bạn đang muốn tập thể loại classic nhưng lại mua cây đàn ghi ta điện

4/ Tập đàn khi chưa chỉnh dây (lạc đây)

Điều này rất phổ biến và gây hại rất nhiều đến khả năng cảm âm của bạn sau này. Hãy tập lên dây đàn đúng trước khi tập luyện nhé

5/ Tập luyện 1 mình

Bạn dành tất cả thời gian tập luyện 1 mình sẽ không tốt khi chơi với những người khác. Bạn chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ bất kỳ thông tin phản hồi mang tính xây dựng và không có cách nào tốt hơn để học âm nhạc bằng cách tương tác với những nhạc sĩ/ nhạc công khác

6/ Không khởi động trước khi tập

Hầu hết người mới tập đàn sẽ bỏ qua giai đoạn khởi động này và đến khi bạn bị đau cổ tay, các ngón ... thì bạn sẽ biết nó quan trọng như thế nào. Hãy khởi động các ngón, bàn tay trước khi chơi khoảng 5 phút, sau đó tập chậm 1 số câu đơn giản để 2 tay linh hoạt, thoải mái.

7/ Tập thuộc lòng nhưng không áp dụng

Bạn có thể ghi nhớ hàng trăm những đoạn riff khác nhau từ nghệ sĩ khác và chơi tất cả hoàn hảo. Nhưng bạn thực sự có suy nghĩ làm thế nào để áp dụng những gì bạn học được vào cách chơi của riêng bạn? Lần sau khi bạn học được 1 câu mới hãy thử "thay đổi" chút ít và biến nó cho đến khi nó trở thành một cái gì đó của riêng bạn.

3/2/14

Sự khác biệt giữa đàn ghi ta cổ điển và flamenco

Nếu nhìn từ bên ngoài thì cơ bản ghi ta cổ điển (classic) và ghi ta flamenco khá giống nhau, chúng ta hãy phân tích chi tiết theo các khía cạnh sau:

1/ Chất liệu làm đàn:
Ghi ta flamenco thường được làm bằng gỗ nhẹ, giúp cho những giai điệu flamenco đặc trưng và sáng có thể nghe được giữa các vũ công flamenco. Loại gỗ sử dụng là cypress của Tây Ban Nha, có màu trắng khi chưa sơn. Mặt trước của đàn thường bằng gỗ spruce xớ mịn.



Ghi ta cổ điển hầu hết thường được làm bằng gỗ nặng dày đặc hơn, cấu trúc trong là nan hoa vì thế nó có một giai điệu nhẹ nhàng, phong phú, ấm áp các nốt nhạc có xu hướng ngân lâu hơn. Hộp cộng hưởng có bề dày lớn hơn. Loại gỗ tốt nhất để làm đàn này là tuyết tùng, vân sam, hồng mộc. Mặt đàn thường bằng gỗ cedar hoặc spruce.



2/ Màu sắc phần hông đàn và lưng đàn:
Ghi ta flamenco thường nhạt màu hơn, đổi từ màu vàng trấu sang màu cam phớt nâu.
Ghi ta cổ điển thường có màu nâu đậm do sử dụng gỗ hồng đào hay mahogany.

2/ Âm thanh:
Ghi ta flamenco thường đanh hơn, chất lượng nhất là tiếng treble
Ghi ta cổ điển ngọt ngào, tròn tiếng, chất lượng thiên về tiếng bass


Bài viết phân tích sâu hơn: http://www.flamenco-guitars.com/flamenco_and_classical_guitars.html