22/5/14

Hợp âm ghita – cấu tạo hợp âm Trưởng và Thứ

Hợp âm ghita – cấu tạo hợp âm Trưởng và Thứ như thế nào? Bạn tập các hợp âm Đô trưởng, La thứ, Sol trướng … và được thầy dạy phải bấm như thế này, với các nốt C, E, G …. Nhưng có khi nào các bạn tự hỏi tại sao trong hợp âm có nốt này mà không có nốt kia, cóquy luật chung hay không? Câu trả lời là CÓ và bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó
Đầu tiên các bạn phải nắm được danh sách các nốt nhạc và cung. Xem Các ký hiệu âm nhạc cơ bản nếu bạn chưa biết nhạc lý cơ bản

mot cung va nua cung
Một cung (whole step) và nửa cung (half step)

Theo hình trên thì các bạn chú ý chỉ có từ nốt Si (B) –> Đô (C) và Mi (E) –> Fa (F) là nửa cung (half step). Còn lại là 1 cung, bạn phải học thuộc lòng điều này thì chúng ta mới áp dụng cho bài học hôm nay được nhé

Vậy cung là gì?

Là khoảng cách giữa 2 nốt liền kề nhau ( Đô và Rê, Sol và La ,…….)  ánh xạ lên cần đàn ghi ta thì tạm gọi là ngăn đàn, ví dụ:
Ngăn 1 và ngăn 2 là Nửa cung (half step)
Ngăn 1 và ngăn 3 là Một cung (whole step)

Quy luật chung: Hợp âm trướng/ thứ được ghép từ 3 nốt bậc I , III và IV

Bậc I, III, IV (1,3,5) là thứ tự các nốt tính từ nốt gốc (root note, tên của hợp âm)
VÍ DỤ:
Hợp âm Đô trưởng (C major) bắt đầu từ nốt đô
C   D   E   F   G   A   B
1    2   3   4   5    6   7
Vậy hợp âm Đô trưởng gồm 3 nốt C, E, G
————————————————
Hợp âm La thứ (A minor) bắt đầu từ nốt la
A   B   C   D   E   F   G
1    2   3    4   5    6   7
Vậy hợp âm La thứ gồm 3 nốt A, C, E

1/ Hợp âm trướng – Major Chord

Công thức: một một nửa một một một nửa ( 1    1    1/2    1    1    1    1/2 )
C          D          E          F          G          A          B          C
C ->D: 1 cung
D ->E: 1 cung
E->F: 1/2 cung
F->G: 1 cung
G ->A: 1 cung
A->B: 1 cung
B->C: 1/2 cung

Ví dụ: Áp dụng cho hợp âm La trưởng A (A major)
A          B          C#          D          E          F#          G#          A
A ->B: 1 cung
B ->C#: 1 cung
C#->D: 1/2 cung
D->E: 1 cung
E ->F#: 1 cung
F#->G#: 1 cung
G#->A: 1/2 cung

2/ Hợp âm thứ – Minor Chord

Công thức: một nửa một một nửa một một ( 1    1/2    1    1    1/2    1    1 )
A          B          C          D          E          F          G          A
A ->B: 1 cung
B ->C: 1/2 cung
C->D: 1 cung
D->E: 1 cung
E ->F: 1/2 cung
F->G: 1 cung
G->A: 1 cung

Ví dụ: Áp dụng cho hợp âm Đô thứ Cm (C minor)
C          D          Eb          F          G          Ab          Bb          C
C ->D: 1 cung
D ->Eb: 1/2 cung
Eb->F: 1 cung
F->G: 1 cung
G ->Ab: 1/2 cung
Ab->Bb: 1 cung
Bb->C: 1 cung

Câu hỏi 1: cấu tạo hợp âm Trưởng và Thứ theo công thức có 3 nốt, tại sao khi đánh lại có 5, 6 nốt? ví dụ như hợp âm Fa trưởng (F major)
Hợp âm ghita - cấu tạo hợp âm Trưởng và Thứ

Trả lời: Mặt dù bạn đánh 6 nốt cho hợp âm Fa trưởng NHƯNG thật ra trong đó vẫn chỉ có 3 nốt mà thôi (2 nốt lặp lại)
  • Fa: 3 lần (dây 1, 4, 6)
  • La: 1 lần (dây 3)
  • Đô: 2 lần (dây 2, 5)

Câu hỏi 2: Tại sao trong danh cấu tạo hợp âm La trưởng lại có nốt F#, G#? Hợp âm Đô thứ lại có nốt Eb …… ?
Trả lời: Có 2 lý do như sau
  • Các nốt đó theo quy luật vòng tròn bậc 5 “Circle of Fifths”
  • Để đảm bảo tính đúng đắn của “công thức” Trưởng( 1    1    1/2    1    1    1    1/2 ) và Thứ( 1    1/2    1    1    1/2    1    1 )
Hợp âm ghita - cấu tạo hợp âm Trưởng và Thứ

Hợp âm ghita – cấu tạo hợp âm Trưởng và Thứ là điều cơ bản các bạn phải nắm trước khi chúng ta học các loại hợp âm ghita khác phức tạp hơn nhưng cũng tạo ra những âm thanh sống động hơn