27/2/15

Double Stop là gì? Hướng dẫn các cách đánh và bài tập

Double Stop là tên gọi của cách đánh 2 nốt nhạc phát ra âm thanh cùng một lúc. Rất đơn giản phải không nào :lol:
Thông thường 2 nốt được đánh có sự liên quan với nhau về quãng (cách nhau quãng 3, 5, 8…) để tạo ra giai điệu phong phú. Các kỹ thuật thường kèm theo là slide, hammer -on, pull off
Trong bài này chúng ta chia làm 2 dạng đánh phổ biến
Dạng 1: hai nốt nằm trên 2 dây đàn gần nhau
Dang 1
Dạng 2: hai nốt nằm trên 2 dây cách nhau
Dang 2

Bạn nghe thử demo



Video hướng dẫn

Dưới đây là các bài tập double stop

Bài số 1:

Bè quãng 3 trên âm giai Đô trưởng, đánh trên 2 dây Mi và Si
bai 1 double stop

Bài số 2:

Bè quãng 5 trên âm giai Đô trưởng, đánh trên 2 dây Si và Sol
bai 2 double stop

Bài số 3:

Bạn chú ý bài tập này ngón tay chặn 2 nốt cùng 1 ngăn đàn
bai 3 double stop
chan ngon

Bài số 4:

Bắt đầu tập với dạng 2, bạn chú ý cách bịt dây Sol (dây không đánh) nhé (Xem video sẽ hiểu rõ hơn cách đánh)
bai 4 double stop

Bài số 5:

Bài này bè quãng 8, bạn chú ý di chuyển thế tay bằng cách slide (Xem bài viết 5 kỹ thuật guitar cơ bản)
bai 5 double stop

Bài số 6:

Kết hợp 2 dạng đánh double stop và di chuyển giữa các dây
bai 6 double stop

Bài số 7:

Cách đánh này rất phổ biến trong rock và blue, bằng cách dùng ngón áp út hammer-on vào nốt kế tiếp
bai 7 double stop

Bài số 8:

Bài này khá khó đòi hỏi bạn di chuyển tay liên tục, âm thanh nghe có chất jazz 1 tí
Double Stop là gì? Hướng dẫn các cách đánh và bài tập

Bài số 9:

Bài này kết hợp với kỹ thuật nhéo dây (bend) 1/2 cung
ds_bend nua cung

Bài số 10:

Bài này kết hợp với kỹ thuật nhéo dây (bend) 1 cung, lúc đầu sẽ khó vì các bạn chưa quen bend 2 dây cùng lúc, hãy tập chậm trước nhé

ds_bend 1 cung

Bài số 11:

Bài này sử dụng tiếng distortion hay dùng trong nhạc rock, bạn sẽ thấy nó rất mạnh mẽ, uy lực

rock doublestopbend
Sau khi tập xong 11 bài này, bạn có thể tin rằng trình độ của mình đã tăng lên 1 bậc rồi đấy

20/2/15

Bài tập giúp ghi nhớ âm giai Đô trưởng nhanh nhất

Âm giai Đô trưởng (C major scale) cự kỳ phổ biến và dễ tập nhất, trong bài viết này chúng ta sẽ “luyện” 2 mẫu cơ bản nhưng rất hiệu quả giúp các bạn ghi nhớ từng nốt trong âm giai một cách nhanh nhất. Từ các thế bấm này bạn có thể suy ra các âm giai khác như La trưởng, Si trưởng … 1 cách dễ dàng. Xem bài viết trước Tìm hiểu âm giai trưởng, thứ-major and minor scale

Download file TAB [4 bài tập âm giai Đô trưởng][IMG]

Tay phải các bạn dùng kỹ thuật đánh phím xuống lên alternate picking nhé
Bắt đầu tại ngăn 5, dưới đây là vị trí các nốt trong C major scale
tap scale do truong

Bài tập 1:

Bắt đầu với liên 3, lặp lại 2 nốt trước đó, tập đánh xuôi và đánh ngược cho thuần thục
lien 3 bai tap do truong

Bài tập 2:

Liên 4, lặp lại 3 nốt trước đó
lien 4 bai tap do truong

Bài tập 3:

Khác với 2 bài tập trước, bài này giúp các bạn nhìn theo chiều dọc cần đàn, đánh tăng dần. Bạn chú ý vị trí có ghi chữ “shift” tức là chúng ta đẩy ngón đang bấm slide lên nốt tiếp theo. Xem 5 kỹ thuật guitar cơ bản nếu bạn chưa hiểu
C major shift up

Bài tập 4:

Đánh ngược lại
C major shift down
4 bài tập giúp ghi nhớ âm giai Đô trưởng nhanh nhất

Luyện tập thường xuyên là cách ghi nhớ âm giai Đô trưởng nhanh nhất

13/2/15

Các thế bấm hợp âm guitar từ mô hình CAGED

Hợp âm guitar từ mô hình CAGED giúp các bạn biết cách bấm từng thế tay cho hợp âm ở những vị trí khác nhau trên cần đàn ghita. Như bạn đã biết một hợp âm có nhiều cách bấm khác nhau ở nhiều vị trí khác nhau, chúng có liên hệ ra sao? chúng ta sẽ xem chi tiết trong bài viết này

CAGED là gì?

là viết tắt tên của các hợp âm Đô trưởng (C) – La trưởng (A) – Sol trưởng (G) – Mi trưởng (E) – Rê trưởng (D)
để hiểu chi tiết bài viết thì bạn nên biết cách bấm những hợp âm cơ bản đó
CAGED system
Hình trên cho thấy hợp âm Đô trưởng (C major) ở những vị trí bấm khác nhau trên cần đán, nó nằm dưới “hình dạng” của các hợp âm khác (La trưởng, Sol trưởng) … Bạn xem bài các hợp âm đồng dạng để hiểu thêm nhé
CAGED system explain
 Sơ đồ này giúp bạn dễ hình dung hơn

Ví dụ hợp âm Đô trưởng (C major) ở các vị trí

hợp âm guitar C
  1. thế bấm thứ 1 (ai học ghita cũng biết cách bấm này :oops:  )
  2. thế bấm thứ 2 (ngăn 3) -> theo dạng của hợp âm La trưởng (A major)
  3. thế bấm thứ 3 (ngăn 5) -> theo dạng của hợp âm Sol trưởng (G major)
  4. thế bấm thứ 4 (ngăn 8) -> theo dạng của hợp âm Mi trưởng (E major)
  5. thế bấm thứ 5 (ngăn 10) -> theo dạng của hợp âm D trưởng (E major)
Vậy sau ngăn 10 thì hợp âm Đô trưởng không còn thế bấm nào khác nữa? Không phải, mà là cách bấm sẽ quay lại theo vòng từ thế bấm thứ nhất. Xem bài Cách tập hợp âm Fa trưởng nhanh nhất

Ví dụ hợp âm Sol trướng (G major) ở các vị trí

hợp âm guitar G Sol ttrưởng

  1. thế bấm thứ 1 rất đơn giản (nốt Rê trên dây Si là tùy chọn) theo hình dáng Sol trưởng (G major)
  2. thế bấm thứ 2 (ngăn 3) -> theo dạng của hợp âm Mi trưởng (E major)
  3. thế bấm thứ 3 (ngăn 5) -> theo dạng của hợp âm Sol trưởng (D major)
  4. …..
Vì sao như vậy?
C – A – G – E – D  —-> xoay vòng khép kín, chúng ta bắt đầu từ G thì thế bấm dạng tiếp theo là E–> D –> C –> A

nếu hợp âm Fa trưởng (F major) chúng ta áp dụng ra sao?

  1. thế bấm thứ 1 –> theo dạng Mi trưởng
  2. thế bấm thứ 2 –> theo dạng Rê trưởng
  3. ….
lúc đó công thức áp cho F major là  “EDCAG” Xem bài hướng dẫn Cách tập hợp âm Fa trưởng nhanh nhất

Hợp âm guitar theo CAGED có áp dụng cho các dạng khác?

Bạn có thể áp tương tự cho các dạng bên dưới:
  • Minor
  • Dominant 7th
  • Major 7th
  • Minor 7th

Ví dụ mô hình Minor (hợp âm thứ) như sau:

CAGED minor shape
Bạn thấy đấy, việc biết các cách bấm khác nhau của từng hợp âm sẽ giúp ích rất nhiều cho việc sáng tạo và linh hoạt khi đệm đàn sau này
nguồn Hoc Dan Ghi Ta

6/2/15

Hợp âm đồng dạng: học 1 hợp âm biết đánh 7 hợp âm còn lại

Một số dạng hơp âm có cùng thế tay bấm khi di chuyển trên những ngăn đàn khác nhau sẽ tạo ra hợp âm khác (cùng loại hoặc khác loại), có một số theo quy tắc, một số lại không.
Bài viết này sẽ phân tích một số dạng phổ biến để các bạn dễ học theo và ghi nhớ. Xem thêm bài viết về các loại hợp âm ghita

Hợp âm đồng dạng “cùng loại”

Là loại hợp âm khi bạn di chuyển thế tay lên các ngăn khác thì tính chất hợp âm  không đổi.
VD: vị trí bấm ngăn 3 là hợp âm thứ –> vị trí bấm ngăn 5 cũng là thứ (minor), ngăn 10 cũng là thứ …
not-goc   đây là nốt gốc (root note):  nốt thấp nhất giúp xác định tên của hợp âm. Vd: nốt gốc là F thì các hợp âm liên quan như F trưởng, F7 …
not-thuong vị trí cần bấm trong hợp âm đó

Để áp dụng, bạn cần nhớ:

I. Hợp âm trưởng

F1_hop-am-truong
Dạng hợp âm Fa trưởng –> nốt gốc là nốt F —> cùng cách bấm, bạn di chuyển thế tay lên các ngăn khác sẽ tạo ra hợp âm TRƯỞNG với tên là nốt gốc tại vị trí đó trên dây 6.
Ví dụ trên thì từ ngăn 1 dây 6 (nốt F) –> ngăn 7  (nốt B) –> Si trưởng (B major).
Dưới đây là một số thế bấm khác của hợp âm trướng
F2_hop-am-truong
Hợp âm này có dây buông là dây 6 (open string) <— KHÔNG đánh dây này nhé
F3_hop-am-truong
F4_hop-am-truong
KHÔNG đánh dây 5 và dây 6

II. Hợp âm thứ

F1_hop-am-thu
 Hợp âm Fa trưởng đã đánh được thì dạng này cũng không khó
F2_hop-am-thu
 Vị trí ngăn 2 là Si thứ (B minor) —> lên ngăn 8 là Fa thứ (F minor)
F3_hop-am-thu

F4_hop-am-thu

III. Hợp âm major 7

F1_hop-am-major-7
 ví dụ trên nếu bạn bấm ngay ngăn 5 thì gọi là hợp âm gì? Đó là A major 7
F2_hop-am-major-7

F3_hop-am-major-7

IV. Hợp âm minor 7

F1_hop-am-minor-7
Rất đơn giản nếu bạn đã đánh được hợp âm Fa Trưởng trước đó
F2_hop-am-minor-7

V. Hợp âm dominant 7

F1_hop-am-7
F2_hop-am-7
ngón 1 chặn cả 5 dây
F4_hop-am-7
KHÔNG đánh dây 5,6 nhé

VI. Hợp âm diminished

hop-am-diminished-seventh
Dạng hợp âm này tuy dùng 4 ngón nhưng khá dễ bấm, chỉ đánh từ dây 2 đến dây 5

VII. Hợp âm augmented

hop-am-augmented-major-seventh
KHÔNG đánh dây 1 và dây 6 nhé  ;-)
hop-am-augmented-triad
Chỉ đánh từ dây 3 đến dây 6

Hợp âm đồng dạng “khác loại”

Là loại hợp âm khi bạn di chuyển thế tay lên các ngăn khác thì tính chất hợp âm  thay đổi. Nguyên nhân chính do có một hoặc nhiều nốt là dây buông (open string) –> làm ảnh hưởng đến cấu tạo hợp âm.
VD: vị trí bấm ngăn 1 là hợp âm Trưởng, vị trí bấm ngăn 2 là hợp âm Sus …
Ghi nhớ:
  • Không đánh dây nào có ký hiệu X
  • Dây buông vẫn đánh bình thường


I. Hợp âm mở Đô trưởng (Open C)

hop am dong dang_C_Dsus
Đây là ví dụ điển hình của dạng hơp âm khác loại, bạn thấy đấy tại thế bấm 1 chúng ta có hợp âm Đô trưởng (C) nhưng di chuyển lên ngăn 3 –> hợp âm Dsus (không phải là Rê trưởng nhé). Xem bài Hợp âm Sus là gì?  Bạn chú ý là không đánh dây số 1 và 6 (X)

II. Hợp âm mở Mi trưởng (Open E)

hop am E
Hợp âm Mi trưởng rất dễ bấm ở thế tay này khi có đến 3 dây buông (mở) –> các bạn di chuyển lên các ngăn 2, 3, 5, 7 sẽ cho ra các hợp âm hoàn toàn khác nhau như bên dưới
hop am dong dang_Echord

III. Hợp âm kiểu E5

hop am E5
Dạng hợp âm power chord này được dùng rất phổ biến và khi thay đổi vị trí cũng tạo ra nhiều âm thanh lạ tai rất hay. Xem Hợp âm C7 – Cmaj7 – Cmin7 khác nhau ra sao? Bạn chú ý là không đánh dây số 6 (X)
hop am dong dang_E5_1
hop am dong dang_E5_2

IV. Hợp âm kiểu A2

hop am A2

Hợp âm A2 sử dụng khi đệm hát rất hay, tuy nhiên chỉ có thể di chuyển lên vị trí ngăn 5, 6, 7 để có âm thanh hài hòa nhất. Bạn chú ý là không đánh dây số 6 (X)
hop am dong dang A2

V. Hợp âm kiểu F#m11

hop am Fm11

Dạng hợp âm này dùng nhiều trong nhạc jazz, bạn phải bịt dây số 5 (X) khi đánh, xem thêm Hợp âm dominant: C7-C9-C11-C13 là gì?
hop am dong dang Fm11
Còn rất nhiều dạng hợp âm khác mà bài viết này không thể đề cập hết được, các bạn trong quá trình chơi nhạc sẽ tự rút ra thêm kinh nghiệm cho mình khi tiếp xúc hợp âm từ đó suy ra  :-P
Xem clip hướng dẫn bên dưới sẽ giúp các bạn dễ hình dung và có nhiều cảm hứng hơn với nhữnghợp âm đồng dạng